Lý thuyết và ký âm Âm_nhạc_thời_kỳ_Phục_Hưng

Theo Margaret Bent (1998), "Ký âm thời Phục Hưng nằm ngoài những quy tắc được sử dụng trong âm nhạc của chúng ta ngày nay; khi chuyển thể về hình thức hiện đại, nhạc luật ngày nay làm nó trở nên quá cụ tỉ và mất đi tính cởi mở ban đầu."[3]

Kinh Thương Xót "Au travail suis" của Johannes Ockeghem

Các bản nhạc thời kỳ này chỉ được ký âm bằng những phần riêng lẻ; nhạc bè cực kỳ hiếm, và hoàn toàn không sử dụng khuông nhạc. Giá trị nốt thường lớn hơn các nốt nhạc sử dụng ngày nay; đơn vị của một nhịp chính là một nốt tròn (gấp đôi nốt trắng). Cũng như trong thời kỳ Ars Nova (xem lại Âm nhạc Hạ kỳ Trung cổ), hai hoặc ba nốt ngân (giá trị bằng 2 nốt tròn) cũng được sử dụng, có thể được xem như tương đương với "nhịp" ngày nay, mặc dù bản thân nốt nhạc có giá trị nốt, còn nhịp thì không. Hay nói các khác: cũng giống như quy tắc trong âm nhạc hiện đại một nốt đen sẽ tương đương với hai hoặc ba nốt móc, được biểu diễn bằng một nhóm ba. Tương tự thế, một nốt tròn ở thời kỳ này cũng có thể có giá trị băng hai hoặc ba lần nốt nhỏ hơn kế tiếp là nốt trắng.

Những phép hoán vị khác nhau được gọi là "tempus đủ hoặc thiếu" dựa trên mối quan hệ của dấu ngân-dấu tròn, "prolation đủ hoặc thiếu" dựa trên mối quan hệ của nốt tròn-nốt trắng, và tồn tạ trong mọi dạng kết hợp có thể có giữa chúng. 3/1 được coi là "đủ" và 2/1 được coi là "thiếu". Các quy tắc cũng áp dụng khi gấp đôi hoặc chia đôi giá trị một nốt đơn (lần lượt gọi là biến thiếu hay biến đủ) khi được đứng trước hay theo sau bởi các nốt nhất định. Các nốt đen, nốt móc... thường ít được sử dụng. Sự phát triển của phương pháp ký âm trắng này có thể là do việc sử dụng giấy trở nên phổ biến (thay cho giấy da cừu thời kỳ trước), vì giấy mỏng sẽ dễ bị rách khi tô đậm các nốt đen. Các màu khác sau này được tô vào các nốt cũng được sử dụng đều đặn, chủ yếu là để nhấn mạnh sự biến nốt thiếu hoặc đủ vừa nói ở trên và để đánh dấu sự thay đổi tạm thời về nhịp điệu.

Các ký âm ngẫu hứng (thăng giáng bất thường) không phải lúc nào cũng được chỉ rõ, phần nào cũng giống như đối với ký âm cho một số nhạc cụ ngón bấm (tablature hay gọi tắt là tab) ngày nay. Tuy nhiên các nhạc sĩ thời kỳ Phục Hưng phải được đào tạo bài bản về Dyadic counterpoint (hay nhạc phức điệu) thì mới có thể diễn tấu và cần một số thông tin nhất định để đọc được một bản nhạc phổ, "cái ký âm hiện đại đòi hỏi [các ký âm ngẫu hứng] phải hoàn toàn rõ ràng đối với một ca sĩ khi trình bày đối âm mà không cần đến chú thích ký âm." Một ca sĩ sẽ thể hiện phần của mình bằng cách tự định hình nhịp phách cho khớp với những phần khác, và khi biểu diễn cùng nhau các nhạc sĩ sẽ tránh những quãng tám và quãng năm hay quãng biến đủ song song dựa vào quyết định của những nhạc sĩ khác (Bent 1998).[4]

Nhờ vào ký âm cho những nhạc cụ phím bấm ngày nay mà chúng ta có thể hình dung ra đáng kể về việc sử dụng các ký âm ngẫu hứng bởi những người chơi nhạc thời kỳ này.

Để tìm hiểu thêm về lý thuyết âm nhạc Phục Hưng có thể đọc thêm về: Johannes Tinctoris, Franchinus Gaffurius, Heinrich Glarean, Pietro Aron, Nicola Vicentino, Tomás de Santa María, Gioseffo Zarlino, Vicente Lusitano, Vincenzo Galilei, Giovanni Artusi, Johannes Nucius, và Pietro Cerone.